Tác động đến con người Nebrius_ferrugineus

Một con cá mập miệng bản lề màu hung bị đánh bắt những người câu cá giải trí ngoài khơi Queensland.

Việc tiếp xúc với cá mập miệng bản lề màu hung dưới nước cho thấy thái độ ít hung hăng hơn so với cá mập miệng bản lề. Thông thường các thợ lặn có thể tiếp cận gần cá mập và thậm chí chạm vào và tiếp xúc với chúng mà không xảy ra sự cố. Tuy nhiên, loài này không thường xuyên bị khiêu khích để cắn nhưng vẩn phải cẩn trọng do chúng có sức mạnh, hàm răng nhỏ nhưng sắc nhọn và bộ hàm cực khỏe. Cá mập miệng bản lề màu hung là đối tượng tham quan ưa thích của các thợ lặn du lịch sinh thái ngoài khơi Thái Lan, quần đảo Solomon và các nơi khác. Loài này cũng thích nghi tốt với điều kiện nuôi nhốt và được trưng bày trong các thủy cung ở Châu Âu, Hoa Kỳ, OkinawaSingapore, nơi chúng có thể trở nên đủ thuần phục để được cho ăn bằng tay.[5] Một phụ nữ Úc đã bị cắn khi đang cho chúng ăn bằng tay vào năm 2018.[11]

Cá mập miệng bản lề màu hung bị đánh bắt cho mục đích thương mại hoạt động trên khắp phạm vi phân bố của chúng, bao gồm ngoài khơi Pakistan, Ấn Độ, Thái Lan và Philippines. Loài cá mập này bị đánh bắt bằng cách dùng lưới kéo.[1] Thịt của chúng được bán tươi hoặc sấy khô và ướp muối, vây dùng để nấu súp vi cá mập, và nội tạng được chế biến thành bột cá. Ngoài ra, gan là nguồn cung cấp dầu và vitamin, lớp da dày và dai được chế tạo thành các sản phẩm từ da. Ngoài khơi Queensland, Australia, cá mập miệng bản lề màu hung hung được những cần thủ đánh giá cao. Khi mắc câu, những cá thể to lớn là những đối thủ ngoan cường và khó bị khuất phục do thói quen quay cuồng. Chúng cũng có khả năng phun một tia nước cực mạnh vào mặt những kẻ cố gắng bắt chúng, liệu đây có phải là hành vi cố ý phòng thủ hay không thì không thể chắc chắn.[5]

Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã đánh giá loài cá mập miệng bản lề màu hung là loài sắp nguy cấp trên toàn thế giới, vì nó phải đối mặt với áp lực đánh bắt lớn và tỷ lệ sinh sản và phân tán đã hạn chế khả năng phục hồi của các quần thể bị khai thác quá mức. Hơn nữa, do tập tính sống quen bờ của loài cá mập này khiến nó dễ bị suy thoái về môi trường sống do các hoạt động đánh bắt hủy diệt (chất độc và chất nổ, đặc biệt phổ biến ở ngoài khơi Indonesia và Philippines), và sự quấy rối của con người. Sự suy giảm hoặc biến mất cục bộ của cá mập miệng bản lề màu hung đã được ghi nhận ở ngoài khơi Ấn Độ và Thái Lan. Chỉ tại nước Úc, loài này đã được đánh giá là ít có nguy cơ vì chúng không bị đánh bắt bởi các ngư dân.